Khi chăm sóc Mai, chúng ta thường phải tìm hiểu phải dùng thuốc gì cho cây? Chất kích thích gì, chăm sóc ra sao? Trong giai đoạn cuối năm làm sao cho Mai nở đúng ngày, cho nụ sai, hoa to, nở đẹp?
Và tổng hợp những thắc mắc từ mọi người, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn Tổng hợp kinh nghiệm chăm sóc cây Mai luôn tươi tốt, khiến bạn không phai lang mang khi đọc các tài liệu trên mạng nữa, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa hoa mai 5 cánh trong cuộc sống
Nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc Mai:
Tưới nước:
- Tưới nước vừa đủ ẩm cho đất, không tưới quá nhiều và tưới nhiều lần trong ngày làm rửa trôi các chất dinh dưỡng và hư lông hút. Chỉ tưới khi mặt đất tại gốc mai bị khô.
- Chỉ tưới nước khi trời nắng và gió nhiều, thời gian tưới thích hợp là sáng từ 9 giờ, chiều tưới xong trước 5 giờ.
- Kiểm tra lỗ thoát nước cho chậu thường xuyên để không bị đọng nước lâu trong chậu.
Bón phân
- Bón phân ít và bón nhiều lần hiệu quả vẫn cao hơn một lần với số lượng lớn.
- Bón thiếu vẫn tốt hơn bón thừa (bón đủ là tốt nhất nhưng khó xác định bón bao nhiêu là đủ)
- Chỉ nên bón phân tập trung vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, trời mưa dầm không bón phân.
- Không bón phân khi trời nắng nóng (nhất là phân bón lá). Không bón trực tiếp vào rễ cây.
Xem thêm mai vàng trồng bao lâu ra hoa ?Những cách trồng mai vàng
Phun thuốc trừ sâu bệnh
- Luôn đứng trên hướng gió để phun thuốc, mang khẩu trang, áo mưa để tự bảo vệ mình.
- Phun cả trên tán lá, phía dưới dạ lá với giọt sương nhỏ.
- Pha thuốc theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất, và chỉ phun lại sau 1 tuần lễ.
Nguyên nhân gây chết Mai:
- Nếu chưng cây Mai ngoài sân hay hành lang thì không bị mất sức nhiều lắm, còn nếu chưng trong nhà thì không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, không quang hợp nhiều sẽ khiến lá phát triển nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu.
- Chủ nhà ít tưới nước cho cây, đôi khi còn đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai.
- Chưa kể đến việc dùng thuốc kích thích ra hoa, cây Mai đã phải dồn nhựa ra để nuôi hoa đẹp, lại thiếu điều kiện sống trong một tuần khiến cây bị kiệt sức. Nếu không chăm sóc cây Mai tốt thì năm sau, Mai sẽ không ra hoa nữa, có khi bị sâu bệnh tấn công và có thể chết đi.
Chăm sóc phục hồi cho cây:
- Nên mang Mai ra ngoài càng sớm càng tốt, đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị chát khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa, để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, các lá dù xấu cũng để nguyên như vậy.
- Dùng 5g Urê pha với 10 lít nước tưới gốc và phun lên cả cây. Nếu thấy cây hồi sức lại (lá xanh hơn, tược non phát triển…) thì không cần phải phun thuốc kích thích chồi lá nữa, trường hợp cây có vấn đề mới sử dụng thuốc kích thích phun với liều lượng ít hơn.
- Khi cây lợi sức thì đưa từ từ ra ngoài nắng để cây quen dần, nó sẽ phát triển chồi, lá rất nhanh.
Một số lưu ý khi chăm sóc Mai:
- Chú ý rằng đây là giai đoạn bọ trĩ và nấm hồng hoạt động (lá non, trời nắng nóng) nên pha chung 2 loại thuốc có hoạt chất: Hexaconazole (Anvil) Fipronii (Regent) phun lần đầu khi tược non vừa phát triển và tàn sau khi lá vừa già (khoảng sau 20 ngày)
- Khi cành bị cắt đi, tược non sẽ phát triển tạo nên cành mới, và mang theo cả chồi trên nách lá, chồi này có thể biến thành tược hoặc nụ phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác. Đặc biệt, những cây không tỉa cành chắc chắn sẽ không ra hoa nhiều bằng các cây tỉa cành ngay từ đầu năm.
Xem thêm quy trình bón phân cho mai vàng , những phân bón cho mai vàng tốt nhất
- Trong việc tỉa cành các bạn chú ý rằng: cành tỉa càng gần thân thì tược phát triển càng mạnh, nhưng khi chồi phát triển có thể là nhiều chồi thì ta chỉ chọn một chồi theo đúng vị trí mong muốn để lại và bỏ các chồi còn lại ngay từ khi mới hình thành. Tùy theo sự định dạng của cây, khi chồi phát triển từ 6 lá trở lên ta nên bấm đọt để cành nhảy tược mới, có thể bấm đọt tiếp sau đó để tán lá hoàn chỉnh theo ý.
Khi cây chưa nhiều lá thì bón phân: vì chưa thay đất nên sử dụng phân vô cơ để có tác dụng nhanh như loại 16 - 12 - 8 - 11 TE của Bình Điền hoặc phân NPK tương đương (không nên bón DAP giai đoạn này nụ hoa hình thành sớm mai có thể nở trước).
- Cây trồng trong chậu nếu chất trồng chủ yếu bằng tro, xơ dừa thì mang cây ra khỏi chậu dễ dàng nếu rễ đã phát triển đầy chậu. Dùng dao thật bén gọt bỏ phần rễ già, dùng bay nhỏ hoặc cây nhọn cạy bỏ bớt đi một phần đất trồng lâu năm.
- Trước khi đưa mai vào chậu trở lại cần kiểm tra lại các lỗ thoát nước, dưới đáy chậu cần lót một lớp phân hữu cơ, phủ lên trên một lớp chất trồng rồi mới đặt lại cây vào (không để rễ tiếp xúc trực tiếp với phân), bổ sung cho đủ chất trồng, ém chặt cho cây cứng gốc.
Kinh nghiệm chăm sóc cây Mai tươi tốt sau Tết coi như hoàn chỉnh, làm các việc trên các bạn đã chuẩn bị thật tốt cho cây Mai để nó tích lũy chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp cho Tết tới.